Khoa PR – Quảng cáo và công ty AlphaBooks đã xuất bản cuốn sách “PR tại Việt Nam: công cụ quản lý truyền thông của các cơ quan nhà nước” do Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên. Nhân dịp này, Khoa PR – Quảng cáo có ưu đãi đặc biệt cho bạn đọc đặt mua trọn bộ sách truyền thông của khoa.
“PR tại Việt Nam: công cụ quản lý truyền thông của các cơ quan nhà nước” là cuốn sách đầu tiên tổng hợp nhiều quan điểm chưa từng được công bố của hơn 150 nhà báo, nhà quản lý, và những nhân vật chủ chốt có ảnh hưởng lớn trong ngành truyền thông Việt Nam.
Phần 1 của cuốn sách “PR tại Việt Nam công cụ quản lý truyền thông của các cơ quan nhà nước” mang lại cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về những người đang làm nghề PR tại Việt Nam, họ là ai, họ đang thực hiện công việc như thế nào, mức lương và triển vọng nghề nghiệp của họ ra sao và quan trọng nhất là điều gì đã khiến nghề PR trở thành một nghề thời thượng và hấp dẫn?
Để lý giải điều này, cuốn sách trích lời ông Trần Nguyệt Đán, Tổng Thư ký Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam: “PR có lãi rất lớn, trong khi đầu tư lại cực nhỏ mà chủ yếu khai thác chất xám của con người. Một ý tưởng quảng cáo, PR có thể cho đến 1 triệu USD trong khi nếu sản xuất, kinh doanh được 1 triệu USD thì phải tốn bao nhiêu nguyên nhiên liệu, qua bao nhiêu quy trình. Nếu thuỷ sản làm được 1 tỷ USD thì phải đầu tư 70% số đó: nào là thuyền bè đánh bắt, nhà máy chế biến, vận chuyển… trong khi quảng cáo, PR thì đơn giản hơn nhiều, theo tôi chỉ dưới 10%”. Còn rất nhiều những nhận định khác của người trong cuộc sẽ cung cấp cho bạn đọc của cuốn sách “PR tại Việt Nam: công cụ quản lý truyền thông của các cơ quan nhà nước”.
Điểm đặc biệt trong phần 1 cuốn sách “PR tại Việt Nam: công cụ quản lý truyền thông của các cơ quan nhà nước” là quan điểm trong cuốn sách được từ tổng hợp các cuộc trò chuyện nên có rất nhiều ý kiến thẳng thắn, thể hiện cá tính của người trả lời phỏng vấn, không bị giới hạn hoặc “giữ kẽ” như khi họ trả lời phỏng vấn báo chí.
Phần 2 của cuốn sách “PR tại Việt Nam: công cụ quản lý truyền thông của các cơ quan nhà nước” cho thấy các cơ quan công quyền đã vận dụng PR như thế nào và gợi ý những mô hình truyền thông hiệu quả trong các cơ quan nhà nước Việt Nam. Phần 2 nghiên cứu trường hợp tại Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Du Lịch, Bộ Tài Chính để tìm ra những bài học PR từ thực tế trong các tổ chức nhà nước. Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra là tiêu chí lựa chọn người phát ngôn cho từng cơ quan. Về bài học này, cuốn sách “PR tại Việt Nam: công cụ quản lý truyền thông của các cơ quan nhà nước” nêu một trường hợp điển hình: “Trong một thời gian dài trước tháng 8/2007, Phó Tổng cục trưởng Phạm Từ là phát ngôn viên chính thức và ông Từ luôn được giới báo chí đánh giá cao. Ông Từ chưa bao giờ được đào tạo về nghiệp vụ báo chí hay phát ngôn một cách bài bản, mà chủ yếu là học qua “trường đời” nhưng ông cho rằng không nhất thiết cứ phải được đào tạo bài bản mới làm được công việc này. Cách đây 20 năm, trước khi làm du lịch, ông Từ đã từng làm tổng biên tập báo Nông thôn mới của Ban Kinh tế Trung ương”.
Bạn có thể tìm sách “PR tại Việt Nam: công cụ quản lý truyền thông của các cơ quan nhà nước” trong các hiệu sách thuộc hệ thống phân phối của công ty AlphaBooks hoặc tại khoa PR – Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội; điện thoại 3754 9412.
Nhân dịp kỷ niệm 4 năm ngày thành lập khoa PR – Quảng cáo, Khoa giảm giá đặc biệt tới 30% cho những bạn đọc mua trọn bộ 5 cuốn sách của Khoa PR – Quảng cáo:
1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Quan hệ công chúng: Lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị Quốc Gia, 2006
2. PR Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp: Tư duy truyền thông chiến lược, Nxb Lao động – Xã hội, 2007
3. PR Lý luận và ứng dụng, Nxb Lao động – Xã hội, 2008
4. Báo chí thế giới: Xu hướng phát triển, Nxb Thông tấn, 2008
5. PR tại Việt Nam công cụ quản lý truyền thông của các cơ quan nhà nước
Bạn đọc đặt mua trọn bộ 5 cuốn sách trên tại Khoa PR – Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân Thủy, Hà Nội. Liên hệ cô Lan Phương: điện thoại 37549412, email: lanphuong2_9@yahoo.com